HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÚT ĐO PH ĐẤT. VÀ BẢNG CÁC KHOẢNG ĐO PH PHÙ HỢP VỚI TỪNG LOẠI CÂY TRỒNG
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÚT ĐO PH ĐẤT - DM15. DM13 HÀNG TAKEMURA- NHẬT
Hỗ trợ người dân đo pH đất. |
Cần làm sạch bề mặt phần kim loại của máy (đầu
nhọn) bằng giấy nhám hoặc vải chà kim loại. Khi sử dụng máy mới lần đầu thì nên
cắm phần kim loại (đầu nhọn) của máy vào trong đất một vài phút để làm sạch phần
dầu máy còn bám trên bề mặt máy trong quá trình sản xuất.
DM15 - Nhật |
Khi DM-15 được ép xuống đất với nút màu trắng ở
bên trái chưa bị bấm, máy đo sẽ hoạt động như một thiết bị đo pH bình thường
Khi máy được ép xuống đất và bấm giữ nút trắng.
Máy đo sẽ hoạt động như một thiết bị đo độ ẩm.
ĐO ĐỘ ẨM ĐẤT.
Bước 1: Cắm phần đầu nhọn của máy vào vị trí đất cần đo sao cho ngập 3
vòng kim loại trong đất, đợi một phút sau đó nhấn nút giữ nút trắng bên hông
thân máy 30 giây, đồng thời đọc kết quả độ ẩm. Chỉ số độ ẩm chính là giá trị
kim đồng hồ màu đen trên nền xanh của mặt máy.
ĐO PH ĐẤT.
* Nếu đất trồng quá khô, cần làm ẩm phần đất cần đo và chờ khoảng
20-30 phút cho ổn định (độ ẩm 40-60%) để trị số pH thể hiện trên máy là chính
xác.
Bước 1: Cắm phần đầu nhọn của
máy xuống vị trí đất cần đo sao cho ngập 3 vòng kim loại trong đất.
Nếu sử dụng máy đo pH tại các khu vực đất ruộng hoặc trang trại thì
sau khi cắm máy đo vào trong đất cần dậm phần đất xung quanh cho chặt.
Bước 2: Đọc kết quả sau khi cắm
máy khoảng 1 phút.
Trị số pH là giá trị kim đồng hồ chỉ số màu đỏ trên thang đo ở phần mặt
trên của máy.
SỬ DỤNG BÚT ĐO PH NHƯ THỂ NÀO ? Phổ biến từ
DM13 – DM15
1. Nếu đất được kiểm tra là khô hay có chứa nhiều phân, thì đồng hồ sẽ
không hiển thị chính xác giá trị của nồng độ PH. Vì vậy chúng ta hãy tới một ít
nước vào đất nơi mà chúng ta muốn đo và đợi 20 đến 20 phút sau đó hãy kiểm tra.
2. Hãy cắm máy đo trực tiếp vào đất ruộng hay đồng lúa nơi muốn khảo
sát. Cắm hoàn toàn bề mặt kim loại vào đất và đè chặt đất bao quanh thiết bị để
đất có thể bám chặt vào bề mặt kim loại của thiết bị đo.
3. Chờ 1 phút sau khi đã cắm thiết bị xuống đất kim đo sẽ ngừng tại vị
trí với giá trị PH tương ứng nơi khảo sát. Tại vị trí đó chúng ta có thể đọc được
kết quả đo.
4. Một lúc nào đó giá trị sẽ thay đổi nơi chúng ta khảo sát. Giá trị
đó phụ thuộc vào điều kiện của đất, độ ẩm cũng như những tạp chất bám vào bề mặt
kim loại của thiết bị đo. Bởi vậy để lấy được 1 giá trị lý tưởng thì chúng ta
nên lấy giá trị trung bình của nhiều lần đo.
5. Khi đo độ ẩm nếu là đo trong mô hình chậu
thì nên cắm đầu kim loại đo ở gần vị trí gốc cây trồng càng tốt.
6. Khi thiết
bị đo được cắm vào trong đất và không sử dụng nút màu trắng thì thiết bị đo
hoạt động ở chế độ đo nồng độ PH.
7. Khi thiết
bị đo được cắm vào đất và nhấn nút màu trắng trên thân của thiết bị.nó sẽ hoạt
động ở chế độ đo độ ẩm.
Sau đây là video hướng dẫn cách đo pH đất, giúp mọi người dễ hình dung hơn nhé.
Cây
Trồng
|
pH
thích hợp
|
Cây
trồng
|
pH
thích hợp
|
Bắp (Ngô)
|
5.7 – 7.5
|
Cà phê
|
6.0 – 6.5
|
Họ bầu bí
|
5.5 – 6.8
|
Cam quýt
|
5.5 – 6.0
|
Bông cải xanh
|
6.0 – 6.5
|
Cao su
|
5.0 – 6.8
|
Cà chua
|
6.0 – 7.0
|
Dâu tây
|
5.5 – 6.8
|
Cà rốt
|
5.5 -7.0
|
Dưa hấu
|
5.5 – 6.5
|
Cà tím
|
6.0 – 7.0
|
Cây chè
|
4.5 – 5.5
|
Cải bắp
|
6.5 – 7.0
|
Hồ tiêu
|
5.5 – 7.0
|
Củ cải
|
5.8 – 6.8
|
Thuốc lá
|
5.5 – 6.5
|
Cải thảo
|
6.5 – 7.0
|
Thanh long
|
5.0 – 7.0
|
Cát tường
|
5.5 – 7.5
|
Ớt
|
6.0 – 7.5
|
Cẩm chướng
|
6.0 – 6.8
|
Nho
|
6.0 – 7.5
|
Cẩm tú cầu
|
4.5 – 8.0
|
Mía
|
5.0 – 8.0
|
Đậu đỗ ( đỗ tương)
|
6.0 – 7.0
|
Mai vàng
|
6.5 – 7.0
|
Đậu phộng
|
5.3 – 6.6
|
Lúa
|
5.5 – 6.5
|
Đậu tương
|
5.5 – 7.0
|
Lily
|
6.0 – 8.0
|
Đồng tiền
|
6.5 – 7.0
|
Hoa Lan
|
6.5 – 7.0
|
Xà lách
|
6.0 – 7.0
|
Hoa Hồng
|
5.9 – 7.0
|
Bông
|
5.0 – 7.0
|
Cúc nhật
|
6.0 – 8.0
|
Hành tây
|
6.4 – 7.9
|
Gừng
|
6.0 – 6.5
|
Súp lơ
|
5.5 – 7.0
|
Cây bơ
|
5.0 – 6.0
|
Khoai lang
|
5.5 – 6.8
|
Chuối
|
6.0 – 6.5
|
Địa chỉ : 43 Tản Đà p10 Q5
Hotline : 0918196245
FB : Hà trần
.
Nhận xét
Đăng nhận xét